Hiện tại, tôi – Trần Minh Quang đang là giảng viên tại trung tâm Hoàng Nguyễn – Phát triển ứng dụng website ở FPT Online, mỗi khi bắt đầu 1 lớp học mới thì tôi đều trao đổi với các học viên rằng: “Lý do vì sao bạn chọn PHP cho phát triển web mà không phải là một ngôn ngữ nào khác?”.
Mỗi bạn cho tôi một ý kiến khác nhau, và cũng chưa lần nào các bạn hỏi ngược lại tôi rằng tại sao tôi lại chọn PHP. Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ tới các bạn một số điểm khiến tôi chọn PHP làm nền tảng phát triển ứng dụng web. Đây là những góc nhìn của cá nhân, chỉ là một hướng để các bạn có thể có thêm những suy nghĩ khi chọn PHP.
1 – “Đứng trên vai những gã khổng lồ”
Trước khi đi vào những góc cạnh khác, chúng ta thử đứng trên vai những gã khổng lồ xem như thế nào. PHP ra đời từ năm 1994, cho tới khoảng 1996, 1997 thì PHP được trình làng với vai trò là cộng đồng, rộng mở hơn. Và cho tới hôm nay, chúng ta dễ dàng tìm thấy rất nhiều “gã khổng lồ” đang dùng PHP làm nền tảng phát triển ứng dụng web. Nhìn ra thế giới sẽ có: Yahoo, Facebook, Wikipedia, Joomla, WordPress…, nhìn lại phía Việt Nam cũng có nhacso.net, Zing!Me, Thethao.vnexpress.net…
Không chỉ được các “ông lớn” tin dùng mà PHP hoạt động trên tất cả các lĩnh vực web hiện nay như Mạng Xã Hội, Mail Instance, Message Board, Office tool, E-Commerce… Cho thấy sự tiện nghi và độ mạnh của PHP có thể khiến chúng ta nhìn nhận.
2 – Độ “phủ sóng” của PHP trên thế giới
PHP chiếm trên 70% số lượng website (tham khảo tại link sau: http://w3techs.com/technologies/details/pl-php/all/all) dẫn đến một nguồn cộng đồng hỗ trợ PHP rất mạnh mẽ. Chúng ta dễ dàng tìm thấy những giải pháp khi gặp phải những khó khăn liên quan tới PHP. Điều này khiến cho việc học tập, nghiên cứu và phát triển các ứng dụng web trở nên đơn giản hơn. Với nguồn cộng đồng mạnh mẽ, các sản phẩm được phát triển từ PHP rất đa dạng và phong phú, điều đặc biệt là đa phần đều miễn phí ví dụ như hệ CMS chúng ta có Joomla, Drupal,… E-Commerce chúng ta có OSCommerce, Magento,… Framework chúng ta cũng có CodeIgniter, Zend Framework, Symfony,… Như vậy đây chính là nguồn tài liệu vô giá cho việc chúng ta học tập, rèn luyện PHP.
Bên cạnh đó, nhờ một nguồn cộng đồng hỗ trợ lớn mạnh, việc cập nhật các bản vá lỗi cho phần “cốt lỗi” (core) PHP cũng như các sản phẩm làm ra từ PHP rất nhanh chóng và linh hoạt trong việc hoàn thiện PHP.
3 – Thư viện phong phú
PHP mang tầm vóc của Open Source nên thư viện của chúng rất phong phú đa dạng. Có nhiều thư viện được các cộng đồng cung cấp hoàn toàn miễn phí, giải quyết hầu hết các vấn đề gặp phải khi lập trình web.
Với thư viện code phong phú, các framework đa dạng giúp chúng ta dễ dàng nghiên cứu học tập, cũng như lựa chọn một “sản phẩm” phù hợp để triển khai ứng dụng. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến PHP ngày càng phát triển mạnh mẽ và được đa số lập trình viên tin dùng.
4 – Làm việc với nhiều hệ cơ sở dữ liệu
Khi nhắc tới PHP, thường thì chúng ta sẽ được nghe tới MySQL như 1 cặp chiến hữu. Bên cạnh việc hỗ trợ MySQL, PHP còn hỗ trợ các hệ cơ sở dữ liệu khác như SQL Server, Oracle, DB2…
PHP kết hợp với thư viện PDO làm cho quá trình xử lý, thao tác với các hệ cơ sở dữ liệu càng trở nên đơn giản hơn vì tất cả đều được đóng gói trong các class của PDO.
5 – Tính bảo mật cao
Với nguồn cộng đồng hỗ trợ đông đảo, mạnh mẽ cho PHP. Các bản vá lỗi cho PHP cũng như các sản phẩm từ PHP cũng rất nhanh chóng. Tính chất “Open Source” giúp cho cộng đồng có thể sớm phát hiện các điểm khuyết trong mã nguồn PHP, từ đó khắc phục và hoàn thiện hơn.
Tôi xin mượn bài viết “Ngành phần mềm đang ‘khát’ lập trình viên PHP” để tạm khép lại đề tài này. Mặc dù PHP rất dễ học, rất dễ viết ứng dụng nhưng không phải ai cũng đủ tiêu chuẩn để thực sự làm tốt PHP. Ngành PHP Việt Nam đang rất cần những người tài trong lĩnh vực này, nên PHP sẽ làm hướng lựa chọn tốt cho chúng ta.
Học Lập trình Zend Framework 2
CÁC KIẾN THỨC THAM KHẢO:
- Tại sao nên sử dụng PHP?
- 5 lý do học lập trình PHP tại Hoàng Nguyễn
- Vì sao Tôi chọn PHP cho phát triển website và là công việc của mình
- Khóa học Lập Trình Website PHP & MySQL