Khám phá sự thật về lời hứa thương hiệu

Bạn muốn doanh nghiệp luôn có được những giá trị bền vững, muốn khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thật, muốn khách hàng thật trở thành những khách hàng luôn trung thành với bạn? Để làm được điều đó không hề đơn giản nhưng bạn vẫn có thể làm được nếu như doanh nghiệp của bạn có những lời hứa thương hiệu thật mạnh và thật “chất”. Lời hứa thương hiệu chính là lời hứa với khách hàng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần xác định rõ 3 yếu tố sau đây thì mới có được những lời hứa tốt gửi đến người tiêu dùng:

1/ Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
2/ Sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh
3/ Sản phẩm, dịch vụ của bạn mang lại những giá trị gì cho người tiêu dùng?

1 – Giá trị cốt lõi là nền tảng tạo nên lời hứa thương hiệu

Mỗi khi doanh nghiệp đưa ra một lời hứa, một cam kết với khách hàng thì chắc chắn họ sẽ thắc mắc và muốn chứng thực để hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Ví dụ: Bạn đang kinh doanh laptop, bạn đánh vào phân khúc giá rẻ thì chắc chắn bạn phải cắt bớt các dịch vụ hậu mãi, bảo hành dài hạn, đổi trả dài hạn,…để có được mức giá hấp dẫn hơn so với các cửa hàng bán laptop khác đang là đối thủ. Khi khách hàng tìm hiểu về doanh nghiệp của bạn, họ không quá quan trọng vấn đề về chất lượng dịch vụ vì họ là những người thích giá rẻ. Khách hàng đã thích giá rẻ mà bạn lại cung cấp các dịch vụ chăm sóc quá cao cấp thì vô tình vừa làm giảm lợi nhuận kinh doanh vừa làm khách hàng hoài nghi chất lượng sản phẩm vì họ thừa biết “giá rẻ không đi đôi với dịch vụ cao cấp”.

Laptop giá rẻ với giá trị cốt lõi giúp các đối tượng khách hàng bình dân sở hữu những thiết bị để phục vụ cho công việc, học tập thì sẽ khó bị thuyết phục nếu như doanh nghiệp đưa ra những cam kết vượt mức quan tâm của khách hàng. Vì vậy, lời hứa thương hiệu phải chú trọng vào nhu cầu thiết yếu của đối tượng khách hàng chính mà bạn đang phục vụ.

2 – Sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh

Nếu bạn luôn giống đối thủ về mọi mặt thì khách hàng sẽ chẳng bao giờ lưu giữ hình ảnh thương hiệu của bạn trong tâm trí của họ. Vậy làm thế nào để tạo ra sự khác biệt? Hãy dựa vào những điểm tương đồng của các đối thủ để tạo sự khác biệt cho thương hiệu của bạn. Hãy nhớ rằng điểm khác biệt không hoàn toàn thuộc về đặc tính của sản phẩm, dịch vụ mà chính là ở lời hứa thương hiệu. Lời cam kết của bạn phải khác với đối thủ thì sự khác biệt đó sẽ được khách hàng sẵn sàng đón nhận.

Ví dụ: Cùng 1 lĩnh vực thời trang bán hàng online trên facebook, các shop có những lời hứa thương hiệu không giống nhau:

  • Shop A cam kết giao hàng nhanh trong 4 giờ làm việc
  • Shop B cam kết đổi trả miễn phí trong 7 ngày
  • Shop C đảm bảo chất liệu vải và màu sắc giống hình, không giống mẫu sẽ hoàn tiền 100%

Đó chính là những lời hứa hẹn mà các doanh nghiệp gửi đến khách hàng, được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông với mong muốn có được niềm tin của người tiêu dùng. Shop A cam kết giao hàng nhanh không có nghĩa là thực tế họ giao chậm vì khách hàng luôn cần nghe những cam kết, những lời hứa cụ thể, rõ ràng từ doanh nghiệp để có thể tin tưởng và an tâm khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của bạn. Lời hứa ấy chính là điểm khác biệt của bạn so với đối thủ.

3 – Sản phẩm, dịch vụ của bạn mang lại những giá trị gì cho người tiêu dùng?

Sản phẩm, dịch vụ của bạn nói lên được điều gì?

Dựa trên những giá trị cốt lõi, những điểm khác biệt so với đối thủ, doanh nghiệp cần có những giá trị mang lại cho người tiêu dùng, đó là niềm tin mà bạn “gieo” cho khách hàng. Đó không đơn thuần chỉ là những lời giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ mà là những thông điệp, khẩu hiệu giúp khách hàng tin tưởng vào lợi ích, chức năng của sản phẩm, dịch vụ trong từng giai đoạn của chiến dịch online marketing. Ví dụ: thông điệp “Open Happiness” của Coca Cola

Tuy nhiên, nếu bạn đưa ra quá nhiều cam kết với khách hàng thì sẽ phản tác dụng, khách hàng sẽ khó tin bạn nếu như bạn cho họ tiếp nhận quá nhiều lời hứa như vậy vì đơn giản cái gì có quá nhiều đồng nghĩa với “không có gì cả”. Vì vậy, hãy xác định rõ ràng lời hứa thương hiệu ngay từ đầu chiến dịch và chỉ tập trung thực hiện tốt một lời hứa đó đến một giai đoạn mà bạn cho là cần thiết để đưa ra những cam kết mới hơn, khác biệt hơn.

Bạn đã sẵn sàng để đầu tư cho những lời hứa thương hiệu, cho những cam kết mà nhiều doanh nghiệp đôi khi phải mất rất nhiều thời gian, chi phí mà vẫn chưa làm trọn vẹn?

Lời hứa thương hiệu không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng làm được, đó được xem là tầm nhìn, sứ mệnh đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực cải thiện và ứng dụng trong một thời gian dài.

Lời khuyên dành cho bạn

  • Hãy nghiên cứu thị trường thật kỹ để hiểu rõ khách hàng của bạn là người như thế nào
  • Hãy xem xét, cân nhắc nguồn lực, tài nguyên của doanh nghiệp

Từ đó đưa ra những lời hứa phù hợp, đảm bảo doanh nghiệp đủ khả năng hoàn thành tốt sứ mệnh, khẳng định vị thế trên thương trường.

Đầu tư như thế nào là hợp lý, tôi phải chuẩn bị những gì?

  • Bạn nên đầu tư nghiêm túc về tiền bạc
  • Thời gian phải đủ dài để thực hiện những cam kết với khách hàng
  • Nguồn nhân lực phải phù hợp với từng lời hứa thương hiệu trong từng giai đoạn.

Khi bạn đã đầu tư xứng đáng cho những lời hứa thương hiệu, khi khách hàng đã hoàn toàn tin tưởng vào bạn thì những giá trị bạn được nhận lại sẽ nhiều hơn những gì bạn mong đợi.

BẠN MUỐN GIAN HÀNG TRỰC TUYẾN THU HÚT THÊM NHIỀU KHÁCH?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *