Kênh truyền thông – nơi trung chuyển thông điệp truyền thông từ doanh nghiệp đến khách hàng

Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin có mục đích cụ thể giúp người nhận thông tin có thể cập nhật kiến thức mới, giúp họ thay đổi nhận thức và định hướng tốt hơn về 1 vấn đề cụ thể. Doanh nghiệp muốn tiếp cận với người dùng thì tất yếu phải thông qua các kênh truyền thông, đây là những nơi trung chuyển thông điệp truyền thông từ doanh nghiệp đến các đối tượng khách hàng và khách hàng tiềm năng.

Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin có mục đích cụ thể giúp người nhận thông tin có thể cập nhật kiến thức mới, giúp họ thay đổi nhận thức và định hướng tốt hơn về 1 vấn đề cụ thể. Doanh nghiệp muốn tiếp cận với người dùng thì tất yếu phải thông qua các kênh truyền thông, đây là những nơi trung chuyển thông điệp truyền thông từ doanh nghiệp đến các đối tượng khách hàng và khách hàng tiềm năng.

1. Truyền thông có rào cản hay không?

Đối tượng tiếp nhận thông tin truyền thông có sự đa dạng về độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, sở thích,..nên chắc chắn sẽ có rào cản nếu như thông điệp truyền tải không rõ ràng, có nhiều chi tiết phức tạp, thậm chí là thông điệp truyền tải không phù hợp với đối tượng tiếp nhận thông tin. Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin hỗ trợ đối phương chuyển đổi hành vi từ không có ích cho họ trở thành hành vi có lợi cho họ về 1 phương diện, 1 vấn đề mà họ đang quan tâm, vì vậy thông điệp truyền thông phải:

  • Rõ ràng, chính xác.
  • Thông điệp phù hợp, đúng đối tượng (giới tính, độ tuổi, sở thích,…), không chung chung.
  • Sử dụng đúng kênh truyền thông (mạng xã hội, diễn đàn, báo chí, youtube, website, blog,…)

2. Truyền thông tác động đến hành vi của con người như thế nào?

Hành vi của 1 người là hành động của người đó bị chi phối bởi nhận thức và kỹ năng trong xã hội.

Ví dụ 1: hành vi uống rượu, bia: người uống nhận thức rằng rượu, bia sẽ làm cho họ bớt căng thẳng, giúp họ giải sầu, hoặc vui cùng tập thể, họ có thái độ thích thú, phấn khởi mỗi khi ngồi bên bàn nhậu và tin rằng mình chưa chắc đã bị bệnh do rượu bia gây ra: bệnh gan, thoái hóa thần kinh,…

Ví dụ 2: hành vi không đội nón bảo hiểm khi đi xe máy

  • Nhận thức: cảm thấy mát mẻ, nhẹ đầu, có nhiều cơ hội làm đẹp cho mái tóc
  • Thái độ: thích thú, không lo nghĩ
  • Niềm tin: tin rằng mình chạy xe cẩn thận thì không gây hại cho người khác khi tham gia giao thông, tin mình vẫn an toàn mà không cần nón bảo hiểm.

Với những hành vi tiêu cực như trong 2 ví dụ trên, chính truyền thông sẽ tác động và từng bước làm thay đổi nhận thức của người dùng từ lúc họ chưa nhận thức được vấn đề đến lúc nhận thức được vấn đề, hành động để thay đổi và duy trì các hành vi mới có ích hơn, để họ biết rằng uống rượu bia sẽ có hại cho sức khỏe, không đội nón bảo hiểm sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của bản thân và những người xung quanh,…Vậy, để làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng thì chúng ta cần đến thông điệp truyền thông, đó có thể là 1 câu, 1 cụm từ nhấn mạnh hành động cần thực hiện và những kết quả thiết thực mà họ sẽ có được khi thực hiện hành động.

3. Yêu cầu của thông điệp truyền thông

Thông điệp truyền thông phải tác động đến hành vi để người dùng:

  • Nhận thức được mức độ nguy hiểm của những hành vi mà họ đang sở hữu: uống rượu bia dễ bị các chứng thoái hóa thần kinh, không đội nón bảo hiểm dễ chấn thương nặng khi gặp tai nạn giao thông.
  • Nhận biết phản ứng của cộng đồng đối với hành vi đó để có những ứng xử phù hợp: cộng đồng phản đối việc không đội nón bảo hiểm, cảnh sát giao thông phạt nặng các công dân không đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông, mọi người đi đường đều đội nón bảo hiểm thì tự động người không đội nón sẽ thấy lạc lỏng và dần tập thói quen mang theo nón khi đi xe ngoài đường.
  • Bị tác động bởi thái độ và niềm tin: có thái độ tích cực hơn, không còn hứng thú uống say trên bàn tiệc, tin rằng mình là người lịch thiệp thì không bao giờ nhậu say quên đường về.

4. Đặc điểm của kênh truyền thông và 3 kênh truyền thông tiêu biểu

Kênh truyền thông tác động đến 1 số lượng hạn chế (có thể là cá nhân, nhóm nhỏ, nhóm trung bình hoặc nhóm lớn) và tạo sự thay đổi về nhận thức hành vi, tạo ra dư luận trong xã hội và được thực hiện gián tiếp thông qua kênh truyền thông đại chúng.
3 kênh truyền thông tiêu biểu: truyền thông đại chúng, truyền thông cá nhân, truyền thông xã hội

4.1 Truyền thông đại chúng

Với đặc điểm một chiều, giới hạn truy cập, đối thoại phân mảnh, kênh truyền thông đại chúng (QC truyền hình, báo chí, bảng hiệu, tờ rơi, catalog, brochure,..) tác động đông đảo đến công chúng trong xã hội bằng nhiều cách thể hiện khác nhau như hình ảnh, âm thanh, chữ viết,…bằng các thông điệp dễ nhớ, dễ hiểu, dễ tiếp cận nhằm tác động cá về lý trí và tình cảm của con người giúp nhanh chóng thuyết phục và đạt hiệu quả cao.

Tuy nhiên, doanh nghiệp gặp 1 số trở ngại nhất định trong việc chọn đề tài, chọn ngôn ngữ phù hợp, chính xác, hấp dẫn người dùng và chậm trễ trong quá trình tiếp nhận phản hồi.

4.2 Truyền thông cá nhân

Với đặc điểm hai chiều, có sự tương tác, đối thoại cá nhân, kênh truyền thông cá nhân (điện thoại, tin nhắn nhanh, email,..) giúp tăng mức độ nhận diện thương hiệu của khách hàng, tạo cơ sở dữ liệu của khách hàng cũ và khách hàng tiềm năng, bắt đầu từ những thông điệp giới thiệu sản phẩm, chương trình ưu đãi đến những chế độ chăm sóc khách hàng trong từng dịp lễ đặc biệt định kỳ trong năm, mừng sinh nhật,..

Tuy nhiên, loại hình truyền thông cá nhân vẫn còn 1 số bất lợi khi tùy thuộc quá nhiều vào mức độ phổ biến của internet và thiết bị truy cập nên mức độ thâm nhập của người dùng ở các vùng lãnh thổ cũng không giống nhau.

4.3 Truyền thông xã hội

Với đặc tính đa chiều, sử dụng các “đối tượng xã hội” và có không gian tương tác, kênh truyền thông xã hội (youtube, facebook, blog) giúp chúng ta trở nên sống động hơn trong mắt người tiêu dùng, thông điệp truyền tải không nên hoàn toàn là những thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà nên chia sẻ về những thông tin liên quan đến tính cách của doanh nghiệp, đến những kiến thức hữu ích phục vụ cho người dùng. Chúng ta dùng truyền thông xã hội để giao tiếp và tương tác hiệu quả với khách hàng, đáp ứng những nhu cầu thiết thực của họ.

Lựa chọn hình thức truyền thông nào cho phù hợp với doanh nghiệp hoặc kết hợp cả 3 loại hình truyền thông để đạt được hiệu quả cao cho việc kinh doanh và giao tiếp với khách hàng là một vấn đề cần xem xét thật thấu đáo.

Khóa học: HỌC LÀM TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *