Doanh nghiệp không cần nhiều ngân sách để thực hiện Content Marketing

Thay vì tranh luận về vấn đề xây dựng liên kết cho website, chúng ta nên tập trung nhiều hơn vào việc phát triển nội dung sao cho thật thú vị và độc đáo, có lợi cho các liên kết. Nếu các doanh nghiệp nội địa không có nhiều ngân sách để triển khai và duy trì chiến dịch online marketing thì doanh nghiệp nên xem xét 1 số yếu tố sau đây:

1. So sánh doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nội địa

Các doanh nghiệp thường muốn thiết lập thương hiệu, trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực nơi doanh nghiệp hoạt động, họ xác định đó là mục tiêu marketing của doanh nghiệp. Họ quảng bá thương hiệu trên cấp độ vi mô và chủ yếu tiếp cận khách hàng trong địa phương. Nhưng đối với các doanh nghiệp lớn thì ngược lại, các doanh nghiệp lớn luôn muốn quảng bá thương hiệu rộng rãi đến mọi khách hàng với tầm cỡ vĩ mô và muốn được toàn thế giới công nhận, và để làm được điều này thì các doanh nghiệp lớn phải tốn khoản chi phí rất cao.

2. Nội dung là “tất cả”

Nhắc đến nội dung, đa số mọi người liên tưởng nội dung là các văn bản đầy chữ và hình ảnh, đây cũng chính là lý do lớn nhất ảnh hưởng đến sự thành công trong chiến dịch content marketing. Nội dung có thể là tất cả mọi thứ phục vụ cho chiến dịch marketing, cụ thể là:

  • Đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp
  • Hình thức trang trí văn phòng làm việc
  • Sản phẩm và dịch vụ
  • Các danh mục sản phẩm
  • Giá trị doanh nghiệp
  • Khách hàng của doanh nghiệp
  • …….

2.1 Đưa đội ngũ nhân viên vào chiến dịch content marketing

Đa số các doanh nghiệp nhỏ tập trung việc cung cấp 1 sản phẩm, dịch vụ cao cấp, chất lượng nào đó để nhận được những phản hồi tích cực từ phía khách hàng, đây cũng là cơ hội để nâng tầm thương hiệu của doanh nghiệp.

Hãy xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng sao cho thật khác biệt với đối thủ cạnh tranh để lại dấu ấn cho mọi người nhắc đến chúng ta. Các thương hiệu lớn mang tầm quốc tế luôn có cách riêng để phân biệt mình với các đối thủ cạnh tranh, 1 phần là do đồng phục nhân viên có dấu ấn thương hiệu, gây ấn tượng sâu sắc cho đối phương ngay từ lần gặp đầu tiên.

2.2 Trang trí văn phòng làm việc

Nhân viên của doanh nghiệp có thể trở thành nhân tố tác động trong chiến dịch content marketing thì văn phòng làm việc cũng có khả năng tương tự. Hãy tạo 1 không gian làm việc mang phong cách độc đáo để hỗ trợ tốt hơn cho sự hiện diện trực tuyến của doanh nghiệp, thu hút được sự chú ý của khách hàng và chắc chắn sẽ được nhiều người nhắc đến.

 

2.3 Nội dung là sản phẩm và dịch vụ

Các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp có giá trị sử dụng như nội dung phục vụ cho chiến dịch marketing không nhất thiết phải là sản phẩm độc đáo nhất thế giới, trước tiên nên làm sản phẩm nổi bật hơn, chất lượng hơn so với đối thủ.

 

Nghệ thuật pha café độc đáo và tạo sản phẩm nổi bật theo từng mùa lễ hội

Một tách café được pha chế tinh tế hoặc 1 chiếc bánh nhân ngày lễ Halloween cũng là cách tạo nội dung sáng tạo phục vụ cho chiến dịch marketing.

2.4 Danh mục sản phẩm là nội dung

Hãy tạo cho doanh nghiệp các danh mục sản phẩm hấp dẫn thu hút khách hàng để khách hàng có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về từng loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Khi họ tham khảo đầy đủ các thông tin thì khả năng đặt hàng của khách hàng là rất lớn, khách hàng có thể đặt hàng trên tất cả các thiết bị như: laptop, máy tính bảng,…

Do nhiều người dùng sử dụng các thiết bị công nghệ nên doanh nghiệp thực sự có tiềm năng để kết nối với các kênh truyền thông xã hội nhằm tương tác trực tuyến và ngoại tuyến với khách hàng thông qua việc cập nhật danh mục sản phẩm mới trên các kênh truyền thông mỗi ngày.

2.5 Nội dung là quá trình xây dựng thương hiệu

Thương hiệu thể hiện ngay cả trong nét đặc trưng, văn hóa và sứ mệnh của doanh nghiệp, 1 câu slogan chất lượng cũng có thể trở thành 1 trong những tài sản quý báu cho doanh nghiệp để khi nhắc đến câu slogan thì ai cũng biết chính xác chúng ta đang nói đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

2.6 Khách hàng là nội dung

Thông qua các mạng xã hội Facebook, Twitter,.. doanh nghiệp nên đặt các link trỏ về website chính và thăm dò ý kiến khách hàng thông qua các comment trên từng sự kiện, từng dòng mô tả. Cách này không chỉ tăng lượt truy cập website mà thương hiệu của doanh nghiệp cũng có cơ hội phổ biến rộng rãi hơn nữa.

Việc tặng 1 hoặc vài loại sản phẩm, dịch vụ miễn phí sẽ thật sự có giá trị nếu như khách hàng nhận được chế độ ưu đãi này chia sẻ thông tin trên blog/facebook riêng của họ, nếu đó là khách hàng có tên tuổi trên Internet thì mọi việc trở nên rất hoàn hảo, vài lời chia sẻ của 1 vị khách hàng cũng đủ thu hút lượt truy cập đáng kể cho website, vừa ít tốn chi phí vừa quảng bá thương hiệu hiệu quả.

Tóm lại, nội dung không chỉ đơn thuần là các blog chia sẻ bài viết hoặc hình ảnh minh họa mà tất cả mọi thứ đều có thể trở thành nội dung phục vụ cho chiến dịch marketing, cả online và offline. Điều quan trọng là phải xác định được mục tiêu cuối cùng của chiến lược content marketing và hãy kết hợp chặt chẽ với các kênh truyền thông xã hội và các chiến dịch SEO.

Việc triển khai chiến dịch content marketing, SEO và Social Media có thể sẽ rất tốn kém đối với 1 số doanh nghiệp, nhưng khi chúng ta biết kết hợp các loại hình marketing lại với nhau và tận dụng các nguồn lực, tài nguyên sẵn có thì mức chi phí đầu tư so với hiệu quả đạt được về lâu dài là đáng đầu tư.

3. Tóm tắt 1 số  ý tưởng tạo nội dung phục vụ cho chiến dịch marketing của doanh nghiệp địa phương

3.1 Đội ngũ nhân viên

  • Đồng phục độc đáo, ấn tượng sẽ luôn được khách hàng nhắc đến thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Khuyến khích các nhân viên tương tác với khách hàng thông qua các kênh truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội.
  • Quay video các hoạt động của nhân viên tại văn phòng làm việc trong quá trình tạo ra các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho người sử dụng.
  • Tận dụng các nhân viên có “tay nghề” cao để trở thành nhân vật nổi tiếng trên Internet, thông qua các diễn đàn, các mạng xã hội để tạo niềm tin tuyệt đối cho khách hàng mỗi khi nghe các nhân viên này phát ngôn.
  • Cập nhật các sự kiện theo từng chủ đề trên web, có nhân viên cập nhật, phát ngôn trên các kênh.
  • Khuyến khích nhân viên sáng tạo, tạo môi trường làm việc hiệu quả.

3.2 Cơ sở vật chất, văn phòng làm việc

  • Thiết kế không gian làm việc thật ấn tượng và chia sẻ trên các kênh truyền thông xã hội: Facebook, Twitter, Instagram, Pinterest.
  • Hãy dành 1 “món quà” nho nhỏ cho khách hàng sau khi khách hàng “Like” fanpage của doanh nghiệp.

3.3 Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

  • Giảm giá sản phẩm, ưu đãi cho khách hàng khi khách hàng chia sẻ thông tin của doanh nghiệp trên các kênh truyền thông xã hội.
  • Hãy tạo ra 1 hoặc 1 vài loại sản phẩm, dịch vụ ấn tượng để khách hàng nhớ mãi.
  • Tạo dòng sản phẩm đặc trưng theo từng mùa.
  • Gửi các mẫu thử của sản phẩm, dịch vụ cho các blogger.
  • Tổ chức các hội thảo nhỏ nhằm thu thập thông tin phản hồi về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, sau đó, ghi nhận kết quả và chia sẻ trên các kênh trực tuyến, thậm chí là chia sẻ video trên Youtube.

3.4 Giá trị thương hiệu

  • Hợp tác với các tổ chức, tham gia, tài trợ cho các sự kiện tại địa phương
  • Tạo slogan độc đáo, ấn tượng để khách hàng dễ dàng nhận biết thương hiệu.

3.5 Chăm sóc, thăm dò ý kiến của khách hàng

  • Nên có các cuộc khảo sát thăm dò ý kiến khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, sau đó công khai các nhận xét của khách hàng trên website và các mạng xã hội.
  • Hàng tuần, doanh nghiệp nên có các thông tin hữu ích chia sẻ với khách hàng hoặc tặng quà trực tuyến trên facebook, sau đó tag tên khách hàng vào nội dung chia sẻ hoặc trên các hình ảnh minh họa.
  • Mời 1 nhóm blogger đến doanh nghiệp để sử dụng 1 số sản phẩm, dịch vụ mẫu miễn phí và yêu cầu họ viết về trải nghiệm của mình.
 Ngân sách thực hiện chiến dịch Content Marketing | Học cách triển khai chiến dịch marketing hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *