Bớt quan tâm từ khoá, chú trọng đến chủ đề trong SEO

Một số SEOer cho rằng: chúng ta không nên tập trung quá nhiều vào từ khoá mà thay vào đó hãy lưu ý nhiều hơn đến các chuỗi truy vấn khi người dùng tìm kiếm trên Google, nghĩa là tập trung khai thác những suy nghĩ…

Một số SEOer cho rằng: chúng ta không nên tập trung quá nhiều vào từ khoá mà thay vào đó hãy lưu ý nhiều hơn đến các chuỗi truy vấn khi người dùng tìm kiếm trên Google, nghĩa là tập trung khai thác những suy nghĩ, những trở ngại của người dùng khi họ muốn tìm câu trả lời từ Google chứ không phải tập trung vào những cụm từ khoá được gõ tìm.

Việc SEOer tập trung khai thác từ khoá không phải là sai nhưng xu thế người dùng đã thay đổi nhiều nên các chiến lược SEO cũng cần thay đổi tương thích.

1. Xác định mục tiêu

Xác định mục tiêu và lên kế hoạch bám sát mục tiêu để đạt kết quả tốt nhất. Mục tiêu của doanh nghiệp có thể là:

  • Trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực chuyên môn
  • Tăng trưởng kinh doanh
  • Phát hành sản phẩm mới
  • Tăng thị phần và trở thành đối tượng có sức ảnh hưởng đến cộng đồng

Những mục tiêu này do doanh nghiệp tự đặt ra và mục tiêu của SEOer cũng nên dựa theo mục tiêu chung của doanh nghiệp để sau này có cơ sở đo lường và đánh giá thành quả đạt được. Nếu công ty muốn tăng 50% doanh thu trong năm tới so với doanh thu cùng kỳ năm nay thì hiệu suất đạt được từ website là không nhỏ: từ tỷ lệ chuyển đổi, lượt khách truy cập mới và lượng traffic tổng thể đạt được. Do đó, mục tiêu trong SEO sẽ là:

  • Tăng 25% lượng traffic
  • Tăng 25-40% lượng khách truy cập mới
  • Tăng 45-70% tỷ lệ chuyển đổi
  • Tăng … tỷ lệ quay lại website

LƯU Ý: thứ hạng từ khoá và traffic không tuỳ thuộc hoàn toàn vào từ khoá đã chọn mà chỉ là 1 phần của mục tiêu đặt ra, nếu chúng ta biết xác định mục tiêu của mình nói riêng và mục tiêu của công ty nói chung thì sẽ có cơ hội gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

2. Những điều cần đạt

Trước khi bắt đầu, chúng ta nên xác định rõ từ mục tiêu đến từng hành động cụ thể có tác động đến những chỉ số mong muốn đạt được như trên. Trong vài trường hợp, sếp hoặc khách hàng sẽ yêu cầu chúng ta trình bản kê từ khoá và các thứ hạng hiện tại, khi đó, SEOer hãy hỏi lại nhu cầu cụ thể của sếp/khách hàng là gì? Chính những yêu cầu chi tiết của họ sẽ giúp SEOer có cái nhìn sâu sắc hơn, hỗ trợ tốt hơn cho các bản báo cáo sau này.

Sau đó, chúng ta hãy trình bày mục tiêu của riêng mình và cách thức thực hiện để tác động đến mục tiêu lớn hơn là mục tiêu chính của doanh nghiệp, trình bày về sự thay đổi có thể xảy ra trong quá trình phân tích và báo cáo các cấp độ từ khoá tuỳ theo khả năng của từng SEOer.

3. Thứ hạng

Thông thường, mọi người cho rằng từ khoá là yếu tố quan trọng nhất nhưng thực tế, thứ hạng đạt được có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và các từ khoá, truy vấn chỉ ở giai đoạn khởi đầu. Một trang có “sức mạnh” nhiều nhất sau quá trình tối ưu hoá có thể chỉ thích hợp và có giá trị đối với 1 chủ đề hoặc 1 nhu cầu cụ thể của người tìm kiếm. Có rất nhiều cách làm đa dạng hoá từ khoá trong cùng 1 chủ đề, vì vậy, chúng ta nên tập trung nhiều hơn vào khai thác 1 trang với 1 chủ đề, không chỉ được 1-2 từ khoá mà chúng ta có thể có được hàng trăm từ khoá trong đó.

 

Nếu ngừng khai thác từ khoá thì chúng ta dùng nội dung gì để tăng thứ hạng?

Thực tế, thứ hạng cao hay thấp còn phụ thuộc vào người sử dụng, người sử dụng thông qua Google Keyword Tool cho thấy người sử dụng phát sinh nguồn cảm hứng ở những thị trường, kênh online mà chúng ta không nghĩ tới. Vì vậy, tốt nhất là viết nội dung về những chủ đề mà người dùng tìm kiếm.

4. Thay đổi báo cáo

Hãy bắt đầu lưu ý đến sự thay đổi cấp độ trang và cách thức hoạt động của SEO. Chúng ta nên lập báo cáo về các số liệu đạt được so với mục tiêu đặt ra ban đầu. Các báo cáo đề cập đến số lượng từ khoá thu hút nhiều lượt truy cập, từ khoá mang tên thương hiệu và không mang tên thương hiệu, thứ hạng,..

4.1 Xác định landing page

Tiến hành trên tất cả các trang (trừ những trang chưa index), xác định các trang thu hút nhiều traffic từ công cụ tìm kiếm. Nếu là website thương mại điện tử có hàng trăm hàng ngàn trang thì chúng ta nên group các trang theo từng chuyên mục, từng thể loại.

4.2 Ưu tiên các landing page đạt top 1

Ghi nhận các từ khoá đưa landing page lên top 1

4.3 Đẩy mạnh traffic cho các trang chưa đạt top

Nếu số trang không quá nhiều thì chúng ta có thể tự thực hiện theo hướng thủ công để kéo traffic về website. Trong trường hợp lượng traffic đột ngột giảm thì đó là dấu hiệu thay đổi của SERP hoặc nhu cầu của người dùng đối với nội dung đăng tải, đồng nghĩa với việc khi thứ hạng giảm sút thì chúng ta có cơ sở để kiểm tra lại.

 

4.4 Tạo nội dung trên mỗi trang bám sát mục tiêu

Tuỳ theo mục tiêu cụ thể đã đặt ra, chúng ta cần có bản báo cáo về tỷ lệ phần trăm của khách truy cập mới và tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ, thời gian ở lại trên web của khách truy cập. Bên cạnh đó, tiến hành kiểm tra các trang đột ngột bị giảm traffic để có những chiến thuật phù hợp và tối ưu hơn.

 

Học SEO là giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả

CÁC KIẾN THỨC CẦN PHẢI BIẾT KHI LÀM SEO:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *