Là người kinh doanh nhiều mặt hàng, bạn luôn mong muốn bán được nhiều sản phẩm nhất có thể. Thậm chí, bán được những mặt hàng cho những khách hàng ban đầu chưa có nhu cầu hay ý định mua mặt hàng đó, hay chỉ có nhu cầu tìm một mặt hàng cố định, thì đó là thành công lớn trong việc kinh doanh của bạn. Hãy xem qua câu chuyện sau, để thấy được sự thông minh cũng như cách nắm bắt được tâm lý khách hàng khi quảng bá sản phẩm của mình nhé.
Là người kinh doanh nhiều mặt hàng, bạn luôn mong muốn bán được nhiều sản phẩm nhất có thể. Thậm chí, bán được những mặt hàng cho những khách hàng ban đầu chưa có nhu cầu hay ý định mua mặt hàng đó, hay chỉ có nhu cầu tìm một mặt hàng cố định, thì đó là thành công lớn trong việc kinh doanh của bạn. Hãy xem qua câu chuyện sau, để thấy được sự thông minh cũng như cách nắm bắt được tâm lý khách hàng khi quảng bá sản phẩm của mình nhé.
Câu chuyện này thường được truyền miệng, hay đôi khi chỉ là sự khích lệ lẫn nhau của những người làm marketing. Và do thế, nó không biết bắt nguồn từ đâu và khi nào, đã hình thành nên câu chuyện này.
“Chủ cửa hàng cộng doanh thu bán hàng hằng ngày, thấy nhân viên mới đến bán được 100 ngàn đô la, bèn cho anh ta lên hỏi:
- Với một vị khách duy nhất, cậu làm cách nào có thể bán được những ngần ấy hàng, và kiếm được một số tiền lớn như thế này?
- Đầu tiên, ông ta chỉ mua một lưỡi câu nhỏ. Sau đó tôi đã khuyên ông ta nên mua thêm một cái loại vừa và một cái lớn cho thuận tiện với việc câu cá. Mua xong lưỡi câu, tôi lại bảo ông ta nên mua thêm dây câu: loại nhỏ, loại trung bình và loại to. Tiếp đến là phải có cần câu, lều câu, xuồng câu hai động cơ… Và cuối cùng, thay vì chúng ta phải chở hàng đến tận nhà cho ông ấy như dịch vụ tại cửa hàng, tôi lại khuyên ông ta nên mua luôn một chiếc microbus chuyên dùng để chở xuồng và đi picnic.
- Tuyệt vời. Chỉ với ý định mua một lưỡi câu nhỏ, cậu đã thuyết phục được ông ta và bán cho ông ấy tất cả những mặt hàng liên quan. Thật là giỏi!
- Không hẳn là như vậy ạ. Ông ấy đến đây chỉ để mua một hộp băng vệ sinh cho vợ của ông ấy. Nhưng tôi đã cho ông ta vài lời khuyên: nếu như vợ ông đang ở trong tình trạng này, thì tốt hơn hết, thời gian này ông không nên ở nhà, hãy đi đâu đó cho thư thả, chẳng hạn như đi câu cá.”
Đấy, bạn thấy đấy. Chàng trai bán hàng trên thật đúng là có khiếu bán hàng tiềm năng, hay chỉ là ăn may. Với đầu óc linh hoạt, vận dụng những điều kiện kết nối cần thiết, chàng ta đã đưa khách hàng của mình từ chỉ cần một hộp băng vệ sinh, mà mua hết tất cả những thứ cần thiết cho một chuyến đi câu mà ông khách chưa hề có dự định trước.
Qua đó, chúng ta phải hiểu rõ và nắm bắt được nhu cầu và hành vi của khách hàng, để có thể tìm ra những cách sáng tạo nhất để đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu đó của họ. Khi chúng ta phân tích nhu cầu, thì yếu tố xã hội – văn hóa trong môi trường marketing rất thuận lợi để phát triển. Đồng thời trong quá trình tìm tòi, sáng tạo, tình cờ chúng ta lại tìm ra được những điểm chung, điểm bắt cầu để có thể bán chéo được các sản phẩm tiềm năng của mình.
Bán chéo sản phẩm, không phải là tận dụng hết tối đa hóa nguồn thu từ khách hàng hiện hữu, mà quan trọng đó là tạo một mối quan hệ vữngchắc đối với khách hàng, đó chính là mục tiêu quan trong của “cross selling”. Bạn hãy nên nắm bắt từng chi tiết để phát triển hết tiềm năng của việc kinh doanh trong các sản phẩm của mình, mà còn bảo vệ được sự liên kết với khách hàng đầy tiềm năng của mình.